Báo cáo tài chính là một tập hợp tài liệu chứa đựng nhiều thông tin quan trọng phản ánh về thực trạng và kết quả kinh doanh, tài chính của một công ty. Báo cáo tài chính gồm những gì? Hãy cùng Bank số tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung chính
Tổng quan về báo cáo tài chính
Trước khi tìm hiểu báo cáo tài chính gồm những gì, cần hiểu được bản chất và mục đích của loại tài liệu này.
Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là một tập hợp chứa đựng những tài liệu như văn bản, sơ đồ, bảng biểu thể hiện thực trạng kinh doanh và tài chính của một tổ chức doanh nghiệp. Thường thì chúng bao gồm các báo cáo tổng hợp về vốn chủ sở hữu, tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn cụ thể.

Báo cáo tài chính tiếng Anh là Financial Statement.
Hiểu đơn giản, báo cáo tài chính là công cụ phản ánh thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của một công ty có khả năng sinh lãi. Đặc biệt, tài chính là chủ thể quan trọng được thể hiện rõ ràng trong loại báo cáo này.
Báo cáo tài chính làm cơ sở để các công ty có thể hoạch định phương hướng và chiến lược đúng đắn trong hiện tại và tương lai.
Phân loại báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính không chỉ có một loại, chúng gồm hai loại. Đó là báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp.
Vậy báo cáo tài chính gồm những thành phần nào? Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần nội dung chính sau đây.
Báo cáo tài chính gồm những gì?
Nước ta có những quy định rất sát sao về báo cáo tài chính. Bởi loại tài liệu này là cơ sở và điều kiện quan trọng liên quan đến trách nhiệm thực hiện thuế của các công ty. Để trả lời cho câu hỏi báo cáo tài chính gồm những gì? Bank số đã phân ra hai nội dung như sau:

Quy định về báo cáo tài chính theo Thông tư 200
Tại Điều 100 của Thông tư 200, bộ báo cáo tài chính gồm những thành phần như sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Trong đó báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ sẽ gồm có:
Về BCTC giữa niên độ sẽ bao gồm: Bảng cân đối kết toán giữa niên độ, Báo cáo hoạt động kinh doanh giữa niên độ, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ, Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.
Quy định về báo cáo tài chính theo Thông tư 133
Theo thông tư 133, bộ báo cáo tài chính gồm những thành phần sau:
- Bảng cân đối tài khoản
- Báo cáo tình hình tài chính
- Báo cáo hoạt động lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thuyết minh BCTC
Thông tin cần thể hiện trong báo cáo tài chính gồm những gì?
Báo cáo hoạt động kinh doanh
Báo cáo hoạt động kinh doanh hay còn gọi là báo cáo thu nhập. Báo cáo này giúp công ty hiểu được các khoản ngân sách đã chi trong quá trình hoạt động là lỗ hay lãi vào định kỳ. Báo cáo hoạt động kinh doanh thể hiển những nội dung sau đây:
- Toàn bộ thu nhập (doanh thu) về bán hàng và cung ứng dịch vụ.
- Nguồn ngân sách phát sinh từ việc quản lý, sản xuất, bán hàng và tài chính.
- Lợi nhuận ròng thu được.
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán thể hiện thực trạng vốn và tài sản của công ty trong một thời điểm nhất định. Ngoài ra, nó còn thể hiện nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp đó. Cụ thể:
- Tài sản bao gồm: Tài sản ngắn hạn (hàng tồn, công nợ, tiền mặt) và dài hạn (bất động sản, trang thiết bị…).
- Nợ bao gồm: Nợ ngắn hạn và dài hạn.
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt giúp công ty kiểm soát được dòng tiền chi và thu của doanh nghiệp. Tiền mặt là khoản tài chính mà doanh nghiệp có thể thanh toán các công việc thiết yếu nhanh chóng.
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt sẽ bao gồm nội dung thể hiện dòng tiền vào và ra ở 3 phần:
- Dòng tiền vao được nhờ hoạt động kinh doanh
- Dòng tiền vào được từ hoạt động đầu tư
- Dòng tiền vào được từ hoạt động tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính
Trên cơ sở số liệu có trong 3 thành phần đã nêu trên để xây dựng bản thuyết minh báo cáo tài chính. Việc cần làm là phân tích một cách rõ ràng và cụ thể theo những chỉ tiêu đã đưa ra. Bên cạnh đó, các công ty có thể bổ sung thêm một số thông tin khác theo yêu cầu.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những thành phần có trong báo cáo tài chính. Các công ty cần nộp lại cho cơ quan chức năng để công khai.
Quy định về các kỳ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Sau khi đã biết báo cáo tài chính gồm những gì, hãy cùng tìm hiểu về những kỳ lập báo cáo tài chính nhé.
- Kỳ lập hàng năm
Theo kỳ lập năm, BCTC được nộp theo kỳ kế toán hoặc theo năm dương lịch. Nghĩa là 12 tháng từ sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan chức năng. Mặc dù vậy, một vài trường hợp, các công ty được phép điều chỉnh thời điểm ngày kết thúc của kỳ kế toán năm.
Việc này có ảnh hưởng khá nhiều đến báo cáo tài chính của kỳ kế toán đầu và cuối dài hoặc ngắn hơn 12 tháng. Hoạt động này không được phép vượt quá 15 tháng.

- Kỳ lập giữa niên độ
Với kỳ lập này, các công ty sẽ thực hiện nộp BCTC theo quý trong năm tài chính. Nhưng không bao gồm quý IV.
- Kỳ lập khác
Một số kỳ lập khác tùy thuộc vào đặc trưng doanh nghiệp. Do vậy, có thể lập BCTC theo tháng, tuần, 6 tháng… Chúng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của pháp luật, công ty mẹ hoặc chủ sở hữu.
Khi nào thì hết thời giạn nộp BCTC cho Sở KHĐT?
Dân kế toán cần biết, chúng ta phải nộp BCTC hàng năm. Mặc dù vậy, ngoại lệ vẫn có những trường hợp như công ty nhà nước, công ty liên doanh, công ty FDI, công ty tham gia chứng khoán. Những công ty này thực hiện BCTC theo quý.
Sở kế hoạch đầu tư sẽ quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính cụ thể:
– Công ty tư nhân, nhà nước, công ty hợp doanh phải nộp báo cáo tài chính trong 30 ngày tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

– Những công ty mẹ, tập đoàn, công ty nhà nước hoặc công ty khác sẽ nộp báo cáo tài chính trong 90 ngày tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.
Một số lưu ý khi lập báo cáo tài chính
– Toàn bộ những doanh nghiệp làm ở các lĩnh vực, ngành đã đăng ký kinh doanh đều phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính mỗi năm.
– Các công ty phải lập thêm những báo cáo thông tin cần thiết nếu có nhu cầu hoặc được yêu cầu.
– Công ty có quyền không thể hiện những mục không có dữ liệu và đánh lại những dòng với dữ liệu liên tục.
– Với các doanh nghiệp lớn có chi nhánh thì phải lập BCTC hợp nhất vào cuối kỳ.
– Công ty nhà nước phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ.
– Các tập đoàn, công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và cuối niên độ.

Như vậy, Bank số đã vừa cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu được báo cáo tài chính gồm những gì? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn tài chính vui lòng liên hệ 0939.199.000 để được tư vấn.
Trần Ninh là Financial Advisor và cũng là Founder Bankso.vn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, vay tiền online. Tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Trả lời