Chiết khấu là một thuật ngữ thường gặp trong ngành kinh doanh và tài chính (ngân hàng). Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác khái niệm chiết khấu là gì? Chiết khấu bao gồm mấy loại và chúng mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết của Bank số nhé!
Nội dung chính
Hiểu chính xác chiết khấu là gì?
Chiết khấu là một phương thức giảm giá có tính niêm yết cho một dịch vụ/sản phẩm nhất định của một công ty với tỷ lệ phần trăm được công ty quy định.

Về bản chất, chiết khấu là một chiến lược Marketing được áp dụng trong kinh doanh nhằm điều chỉnh giá sản phẩm/dịch vụ với mục tiêu thu hút người dùng, xây dựng thương hiệu và nhiều hơn thế.
Chiết khấu trong ngân hàng
Chiết khấu trong ngân hàng là một phương thức kinh doanh liên quan đến vay vốn, tiền tệ hoặc những dịch vụ thế chấp, cầm cố.
Theo đó, chiết khấu lúc này sẽ có vai trò giúp ngân hàng thu về một khoản lãi từ những khách hàng sử dụng dịch vụ trên. Lãi suất chiết khấu sẽ được ngân hàng quy định và thỏa thuận với khách hàng của mình.
Chiết khấu trong kinh doanh
Trong kinh doanh, chiết khấu là một mức giảm giá nhất định mà công ty dành cho khách hàng của mình. Chiết khấu trong kinh doanh với mục đích khuyến khích khách hàng mua hàng, mua với số lượng lớn hoặc mua nhiều lần.
Chiết khấu lúc này thường kèm với những điều kiện như mua với một số lượng nhất định, thanh toán bằng tiền mặt…
Các khái niệm khác
Khi tìm hiểu chiết khấu là gì, bạn có thể sẽ tìm thấy một số thuật ngữ khác như mức chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu.
Tỷ lệ chiết khấu là gì?

Chiết suất hay tỷ lệ chiết khấu thường được xác định giống với chi phí vốn. Tỷ lệ này có thể điều chỉnh và cần sự tính toán kỹ lượng để xây dựng chính sách phù hợp nhất. Tỷ lệ chiết khấu cần đảm bảo vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa kích cầu từ phía khách hàng.
Hoặc doanh nghiệp có thể chịu lỗ nhưng đổi lại phải nhận về được những giá trị khác như thương hiệu và danh tiếng.
Ngoài ra, tỷ lệ chiết khấu cũng liên quan đến vòng quay tiền tệ, rủi ro và một số vấn đề khác. Tỷ lệ này cao hay thấp còn dựa vào giá trị sản phẩm. Thường thì tỷ lệ chiết khấu sẽ thấp đối với những sản phẩm cao cấp.
Mức chiết khấu là gì?
Mức chiết khấu thường được chọn tương đương nhau với chi phí vốn, với tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh được. Doanh nghiệp cần tính toán để xây dựng mức chiết khấu phù hợp nhất, với mục tiêu tăng lợi nhuận song song với kích cầu mua sắm của khách hàng.
Phân loại chiết khấu trong kinh doanh bán hàng
Các loại chiết khấu là gì? Có khá nhiều loại chiết khấu thường áp dụng trong kinh doanh. Dưới đây là những loại chiết khấu phổ biến nhất:
Chiết khấu số lượng

Đây là loại chiết khấu cho phép khách hàng khi mua đến một số lượng sản phẩm cụ thể sẽ nhận được mức chiết khấu từ phía cung cấp.
Chiết khấu khuyến mãi
Doanh nghiệp sẽ sử dụng khoảng trợ cấp hoặc chịu thiệt để khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định mua sắm trong một khoảng thời gian ngắn. Hình thức chiết khấu này giúp tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.
Chiết khấu thương mại
Là loại chiết khấu được áp dụng khi bên cung cấp muốn kích cầu mua sắm với số lượng lớn. Hình thức này thường áp dụng với các đại lý, sỉ hoặc nhà phân phối. Mức chiết khấu sẽ cao khi bên mua với số lượng càng nhiều.
Bên cạnh những hình thức trên, còn một số loại chiết khấu khác như: chiết khấu cho nhân viên, chiết khấu giá sỉ cho khách lẻ, chiết khấu theo mùa…
Hướng dẫn cách tính chiết khấu đơn giản
Cách tính chiết khấu thường được áp dụng qua hai phương pháp. Cụ thể đó là phương pháp nào?

Phương pháp tính nhẩm
Tính chiết khấu theo phương pháp tính nhẩm không cần dùng đến máy tính mà vẫn có thể cho đáp án chính xác và nhanh nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, chúng chỉ hiệu quả đối với những tỷ lệ chiết khấu có đuôi là 5 hoặc 0. Ví dụ: 15%, 25%, 30%… Cách tính nhẩm cụ thể như sau:
Bước 1: Làm tròn giá gốc của sản phẩm về số chục gần nhất. Sau đó lấy số này chia cho 10. Kết quả được số A.
Bước 2: Lấy tỷ lệ chiết khấu chia cho 10 và lấy phần nguyên để được số B.
Bước 3: Lấy A x B + (A/2) để xác định mức giảm giá.
Bước 4: Lấy giá gốc trừ đi kết quả mức giảm giá đã tính ở bước 3 để xác định giá sản phẩm sau chiết khấu.
Phương pháp tổng quát
Đây là phương pháp tính chiết khấu phổ biến nhất được thực hiện như sau:
Bước 1: Trước tiên, bạn cần xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp với chi phí vốn. Điều này là để đảm bảo lợi nhuận cho bên bán hàng.
Bước 2: Lấy tỷ lệ chiết khấu nhân với giá bán trước chiết khấu để xác định phần giảm giá.
Bước 3: Lấy giá gốc sản phẩm trừ cho phần giảm giá đã tính ở bước 2. Ví dụ tỷ lệ chiết khấu là A%, giá bán sản phẩm gốc chưa chiết khấu là B thì giá sau chiết khấu là C = B – A(%).B = (1 – A%).B
Cách tính % chiết khấu
% chiết khấu của một dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định được quy đổi tương ứng với giá trị trên 100. Chẳng hạn như % chiết khấu của sản phẩm/dịch vụ là 30% thì nghĩa là sản phẩm được bán với giá chưa chiết khấu là 100.000 đồng thì giá đã áp dụng chiết khấu là 70.000 đồng.

% chiết khấu được áp dụng phổ biến với những chương trình khuyến mãi theo mùa, khuyến mãi nhằm quảng bá thương hiệu để kích cầu tiêu dùng với mức giá giảm so với giá niêm yết.
Chiết khấu mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp?
Thúc đẩy doanh số trong thời gian ngắn
Giá trị đầu tiên khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh đó là tối ưu doanh số. Khách hàng sẽ nhận thấy đây là một cơ hội mua hàng không nên bỏ lỡ. Do đó, họ sẽ cố gắng mua ngay khi đang trong thời gian áp dụng chiết khấu.
Thúc đẩy người dùng mua sản phẩm mới
Với những sản phẩm mới đang trong giai đoạn tiếp cận và làm quen với thị trường thì doanh nghiệp có thể áp dụng chiết khấu. Đây là một chiến lược giúp thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm, từ đó thúc đẩy quá trình mua sắm hơn.
Tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể
Chiết khấu cũng có thể được áp dụng như một chiến lược để nhắm vào một mục tiêu cụ thể. Ví du như doanh nghiệp đang cần nhắm đến nhóm đối tượng này ở tháng này, nhóm đối tượng khác ở tháng tiếp theo. Thông qua đó, có thể mang về nhiều khách hàng hơn.
Giải quyết nhanh chóng hàng tồn
Với những mặt hàng tồn đọng quá nhiều trong kho, thường là sản phẩm lỗi thời hoặc không còn được ưa chuộng. Lúc này, có thể áp dụng chiết khấu để giải quyết nhanh chóng những sản phẩm tồn đọng. Thu hồi vốn để phục vụ cho việc nhập hàng mới.

Trên đây là những thông tin Bank số gửi đến bạn nhằm giúp bạn hiểu rõ chiết khấu là gì? Hãy thường xuyên cập nhật blog của chúng tôi để theo dõi thêm nhiều thông tin tài chính thú vị. Chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0939.199.000 hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết!
Trả lời