Trong thế kỷ 21, khi mà nền kinh tế phát triển cao nhất thì đa số các mối quan hệ trong xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức,… không thể thoát ly khỏi quan hệ tiền tệ. Hơn nữa trong bối cảnh mà tiền tệ trở thành công cụ sở hữu quyền lực vạn năng không những khi xử lý và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh của 1 quốc gia mà còn tính trên phạm vi toàn cầu. Bài viết sau đây, Bank Số sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ các chức năng của tiền tệ một cách dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đủ ý nghĩa nhất.
Nội dung chính
Tiền tệ là gì?
Tiền tệ chính là phương tiện sử dụng để mua bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ được chấp nhận thanh toán ở trong 1 khu vực nhất định hoặc giữa 1 nhóm người cụ thể nào đó. Bình thường sẽ được phát hành bởi cơ quan Nhà nước đó là Ngân hàng Trung Ương.
Theo đó, giá trị của tiền tệ sẽ không đến từ vật chất tạo ra nó nhưng lại theo giá trị mà nó đại diện tùy theo nền kinh tế và nhà phát hành. Hiểu đơn giản thì tiện tệ là tiền (tiền giấy và tiền xu) được chấp nhận chung trong thanh toán nhằm đổi lấy hàng hóa/dịch vụ và hoàn trả các khoản nợ. Hiện nay còn có thêm 1 dạng tiền tệ mới là tiền ảo. Nó không tồn tại thực tế hay sự hậu thuẫn từ chính phủ. Đồng thời được giao dịch/lưu trữ dạng điện tử.

Chức năng của tiền tệ
Theo C. Mác thì tiền tệ có tổng cộng là 5 chức năng chính gồm phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, phương tiện lưu thông, thước đo giá trị và tiền tệ thế giới. Với mỗi chức năng cụ thể sẽ có vai trò nhất định với sự vận hành của thị trường. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu 5 chức năng tiền tệ này chi tiết nhé!
Thước đo giá trị
Tiền tệ dùng để biểu hiện cũng như đo lường giá trị hàng hóa. Tuy nhiên muốn đo lường được thì bản thân tiền tệ phải có giá trị. Do vậy tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị sẽ phải là tiền vàng. Nhưng mà muốn đo lường giá trị hàng hóa sẽ không nhất thiết phải là tiền mặt. Ta chỉ cần so sánh cùng lượng vàng nào đó trong tưởng tượng của mình.
Tại sao lại làm được như thế? Vì giữa giá trị của vàng với giá trị hàng hóa trong thực tế có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở tỷ lệ đó chính là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí phục vụ sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Nói dễ hiểu hơn thì giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Muốn cho chức năng của tiền tệ là thước đo giá trị thì tiền tệ phải được quy định theo 1 đơn vị, làm tiêu chuẩn đo lường giá cả hàng hóa. Hơn nữa đơn vị đó cần là 1 trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Tác dụng của tiền lúc làm tiêu chuẩn giá cả sẽ khác với tác dụng khi làm thước đo giá trị.
Phương tiện lưu thông
Tiền dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Muốn thực hiện được chức năng lưu thông hàng hóa thì bắt buộc phải có tiền. Và quá trình trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới được gọi là lưu thông hàng hóa với công thức: H – T – H.

Trong đó H là hàng hóa còn T là tiền mặt. Khi mà tiền làm môi giới khi trao đổi hàng hóa sẽ khiến hành vi bán và mua tách rời được nhau về cả không gian và thời gian. Từ việc không nhất trí giữa mua và bán vô tình gây nên nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
Tại mỗi thời kỳ nhất định thì lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi lượng tiền cần thiết, xác định bằng quy luật chung của lưu thông tiền tệ.
Phương tiện cất giữ
Khi làm phương tiện cất giữ thì có nghĩa là tiền được rút ra khỏi lưu thông và đi vào cất trữ. Vậy vì sao tiền lại làm được chức năng này? Vì tiền đại biểu cho cả xã hội dưới hình thái giá trị. Cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải. Tuy nhiên muốn làm chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải có đủ giá trị, nghĩa là tiền vàng, tiền bạc.
Theo đó chức năng cất trữ sẽ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng kiểu tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Trường hợp sản xuất tăng thì lượng hàng hóa nhiều, tiền cất trữ được đưa vào trong lưu thông. Ngược lại nếu như sản xuất giảm hàng hóa thì có tương ứng một phần tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
Phương tiện thanh toán
Tiền tệ cũng dùng làm phương tiện thanh toán, phục vụ cho nộp thuế, trả nợ, trả tiền mua hàng chịu,… Chức năng của tiền tệ làm phương tiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc, thẻ tín dụng,.. Đến khi sản xuất, trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó sẽ tất yếu nảy sinh hoạt động mua bán chịu.
Cụ thể khi mua bán chịu thì người mua trở thành con nợ, người bán thành chủ nợ. Khi mà hệ thống chủ nợ cùng con nợ phát triển rộng rãi mà đến kỳ thanh toán có một khâu nào đó không thanh toán thì chắc chắn sẽ gây ra khó khăn cho những khâu khác, làm phá vỡ hệ thống và gia tăng khả năng bị khủng hoảng kinh tế.

Tiền tệ thế giới
Khi mà trao đổi hàng hóa đã vượt khỏi biên giới quốc gia thì nên làm chức năng tiền tệ thế giới. Theo đó, với chức năng này thì tiền phải đủ giá trị, trở lại hình thái ban đầu là vàng. Như vậy vàng sẽ được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế và đồng thời biểu hiện của cải nói chung trong xã hội.
Nhìn chung thì 05 chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cũng chính sự phát triển chức năng của tiền đã phản ánh được sự phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa rõ nét nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc bài viết. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn, giải đáp miễn phí thì hãy liên hệ với Bank Số qua số hotline 0939.199.000 nhé!
Trả lời