Khi nhắc đến các học thuyết về kinh tế, học thuyết trị thặng dư là điều quan trọng mà người học cần nắm rõ. Với chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư còn là tiền đề cho sự phát triển và tồn tại của các mối quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Theo bạn, giá trị thặng dư là gì? Có những yếu tố và cách nào giúp sản xuất giá trị thặng dư?
Nội dung chính
Giá trị thặng dư là gì?
Theo quan điểm của C.Mác, giá trị thặng dư chính là phần giá trị dư thừa được tạo bởi người lao động trong quá trình làm việc và sản xuất sản phẩm. Phần giá trị dư thừa này được các nhà tư bản chiếm đoạt.

Bản chất của giá trị thặng dư:
- Nhà tư bản: Họ là người đầu tư nguồn vốn ban đầu vào một dự án hoặc cung cấp các vật liệu sản xuất với mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư – số tiền lời thu được sau khi vật liệu thành phẩm và bán ra thị trường.
- Người lao động: Họ là những người làm thuê, tham gia chính trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm có giá trị cao, nhưng số tiền công nhận được thấp hơn so với giá trị mà họ tạo thành.
Giá trị thặng dư bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Từ phần trên, các bạn đọc đã nắm được khái niệm “giá trị thặng dư là gì?”. Theo bạn, giá trị thặng dư sẽ bị tác động bởi các yếu tố nào?

- Năng suất lao động: Tổng số lượng sản phẩm mà người làm thuê có thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thời gian sản xuất/lao động: Khoảng thời gian nhất định mà người lao động có thể dùng để tạo ra sản phẩm trong điều kiện bình thường. Điều kiện sản xuất bình thường chính là những điều kiện cần để hỗ trợ người lao động tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định (mức sản phẩm tối thiểu).
- Cường độ làm việc/lao động: Sự hao phí về thể lực và trí lực của người lao động khi tạo ra sản phẩm.
Ngoài ra, giá trị thặng dư hiện nay còn chịu tác động của một vài yếu tố phụ khác như:
- Máy móc, thiết bị.
- Công nghệ, phương pháp sản xuất.
- Nguồn vốn đầu tư ban đầu.
- Trình độ của người lao động và khả năng quản lý.
3 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư thông dụng
Trong thực tế, giá trị thặng dư được các nhà tư bản sử dụng và tạo ra với nhiều cách khác nhau. Trong đó, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch là phổ biến nhất hiện nay.
Giá trị thặng dư tuyệt đối
- Các giá trị thặng dư thu được từ việc kéo dài thời gian lao động của người làm thuê, dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
- Phương pháp: Giữ nguyên khoảng thời gian lao động tất yếu và năng suất lao động, tăng thời hạn lao động để tăng giá trị thặng dư.

Ví dụ: Thời gian người lao động làm việc trong 1 ngày là 8 tiếng. Trong đó, 4 tiếng là thời gian lao động tất yếu và 4 tiếng là thời gian lao động thặng dư.
Như vậy, nếu nhà tư bản tăng thời gian thặng dư thêm 1 tiếng, thì thời gian lao động thặng dư mới là 5 tiếng. Từ đó, số lượng hàng hóa được sản xuất nhiều hơn và giá trị thặng dư tăng.
- Giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng nhiều trong giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa tư bản. Trong thời gian này, năng suất lao động còn thấp, công cụ làm việc thô sơ và kỹ thuật sản xuất theo thủ công là chính.
Giá trị thặng dư tương đối
- Thời gian lao động tất yếu được rút ngắn và kéo dài thời gian lao động thặng dư giúp tăng năng suất và tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn được gọi là giá trị thặng dư tương đối.
- Phương thức: Rút ngắn thời gian lao động tất yếu và tăng thời gian lao động thặng dư, thời gian làm việc trong ngày không đổi hoặc rút ngắn.

Ví dụ: Thời gian người lao động làm việc trong 1 ngày là 8 tiếng. Trong đó, 4 tiếng là thời gian lao động tất yếu và 4 tiếng là thời gian lao động thặng dư.
- Trường hợp 1: Giá trị sức lao động giảm → giảm thời gian lao động tất yếu xuống 2 tiếng → thời gian thặng dư tăng thêm 2 tiếng. Thời gian làm việc thặng dư của người lao động là 6 tiếng.
- Trường hợp 2: Thời gian lao động trong ngày giảm → thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 1 tiếng → thời gian thặng dư mới của người lao động là 5 tiếng.
Giá trị thặng dư siêu ngạch

- Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được vượt trội hơn hẳn giá trị thặng dư thông thường. Đây cũng là động lực mạnh nhất giúp thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến công nghệ, khoa học – kỹ thuật và thiết bị trong sản xuất.
- Phương pháp: Nâng cao công nghệ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ của khoa học – kỹ thuật vào quy trình sản xuất sản phẩm.
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến giá trị thặng dư
Tại các diễn đàn, giá trị thặng dư là vấn đề được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu. Bên cạnh khái niệm, bản chất, yếu tố tác động và phương pháp tạo giá trị thặng dư, Bank Số khảo sát được bạn đọc còn tìm hiểu nhiều thông tin khác về giá trị thặng dư như sau.

Tư bản khả biến và tư bản bất biến là gì?
- Tư bản khả biến là bộ phận được nhà tư bản sử dụng để thuê/mua sức của nhân công, người lao động. Trong quá trình sản xuất, người lao động sử dụng khả năng trừu tượng của mình để tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm mới, có giá trị cao hơn.
- Tư bản bất biến (tư bản cố định) là bộ phận của nhà tư bản được dùng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Bộ phận/tư liệu sản xuất này sẽ không biết mất đi và cũng không thay đổi về chất lượng như thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc,…
Công thức của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là đề tài được giảng dạy tại nhiều trường đại học của nước ta. Các sinh viên được tìm hiểu thông tin về giá trị thặng dư trong môn Kinh Tế Chính Trị. Trong đó, các bạn đọc được giảng giải chi tiết về các yếu tố tác động, cách tạo giá trị thặng dư và giá trị thặng dư là gì.
Công thức tính giá trị thặng dư:
W = c + v + m
Trong đó,
- W: Giá trị hàng hoá.
- c: Tư bản bất biến.
- v: Tư bản khả biến.
- m: Giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư là gì?
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến được sử dụng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Công thức tính:
m’= (m/v)x100%
Trong đó:
- m’: Tỷ suất giá trị thặng dư.
- m: Giá trị thặng dư.
- v: Tư bản khả biến.
Khối lượng giá trị thặng dư là gì?
Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng mà các nhà tư bản thu được. Công thức tính:
M = m’.V
Trong đó:
- M: Khối lượng giá trị thặng dư.
- m’: Tỷ suất giá trị thặng dư.
- V: Tổng tư bản khả biến.
Trên đây là những chia sẻ của Bank Số về giá trị thặng dư là gì. Những thông tin trên đều mang tính lý thuyết, vĩ mô nhưng được áp dụng rộng rãi trong các mô hình kinh doanh hiện nay. Vì vậy, khi các bạn đọc nắm và hiểu được các vấn đề liên quan đến giá trị thặng dư sẽ sử dụng dễ dàng và đơn giản hơn.
Trần Ninh là Financial Advisor và cũng là Founder Bankso.vn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, vay tiền online. Tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Trả lời