IMF cũng không hẳn là một cái tên xa lạ với nhiều người vì đây là Quỹ tiền tệ Quốc Tế được thành lập từ lâu, đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế của cả thế giới. Đồng thời còn hỗ trợ giám sát hoạt động tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Vậy IMF là gì? Vai trò và chức năng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây của Bank Số để có câu trả lời ưng ý nhất nhé!
Nội dung chính
IMF là gì?
IMF là tên viết tắt của cụm từ International Monetary Fund, hiểu là quỹ tiền tệ Quốc tế. Đây là 1 tổ chức quốc tế chuyên giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng việc theo dõi tỷ giá hối đoái cùng cán cân thanh toán và hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ tài chính ngay khi có yêu cầu.
Đáng nói, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế còn được mô tả giống như một tổ chức của 189 quốc gia thực hiện quá trình nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu và thiết lập tài chính an toàn. Qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm, tăng trưởng kinh tế cao và giảm bớt đi sự đói nghèo. Ngoài ra IMF cũng chịu sự điều hành và chịu trách nhiệm bởi 189 quốc gia là thành viên.

Cơ cấu tổ chức của IMF
Hiện tại IMF đang có cơ cấu tổ chức bao gồm những bộ phận chính gồm:
- Hội đồng thống đốc: Là cơ quan có quyền quyết định tối cao nhất gồm 1 thống đốc và 1 thống đốc thay thế từ những quốc gia thành viên. Theo đó, thống đốc được chỉ định từ quốc gia thành viên thường là bộ trưởng tài chính hoặc là thống đốc của ngân hàng trung ương.
- Các Ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi 02 ủy ban Bộ trưởng là Ủy ban Tiền Tệ và tài chính Quốc tế IMFC và Ủy ban phát triển.
- Ban Giám đốc điều hành: Gồm có tổng 24 thành viên chịu trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của IMF. Chính 24 thành viên của Ban Giám đốc Điều hành sẽ thay mặt cho cả 189 quốc gia thành viên. Họ bàn luận, giải quyết tất cả mọi vấn đề cũng như xem xét tình trạng kinh tế nước thành viên hay những vấn đề chính sách kinh tế có liên quan đến cả nền kinh tế toàn cầu.
Mục tiêu hoạt động chính của IMF
Khi đã hiểu rõ được IMF là gì thì việc tìm hiểu mục tiêu hoạt động của tổ chức đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì đây là kim chỉ nam cho tất cả mọi quyết định từ lớn đến bé của tổ chức. Ban đầu, IMF thành lập năm 1945 với mục đích là khuyến khích hợp tác tài chính quốc tế bằng cách tạo thành hệ thống tiền tệ chuyển đổi với tỷ giá hối đoái cố định.

Hơn nữa Đồng Dollar có thể chuyển đổi thành vàng mức 35$/ounce vào thời điểm đó thì IMF sẽ thực hiện giám sát hệ thống này. Ví dụ một đất nước có thể tự do điều chỉnh tỷ giá hối đoái của mình lên 10% theo 2 hướng nhưng thay đổi lớn hơn cần có sự đồng ý của IMF. Những mục tiêu hoạt động chính của IMF sau này gồm:
- Thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế thông qua tư vấn, cộng tác
- Tạo điều kiện để mở rộng, đẩy mạnh hoạt động mậu dịch quốc tế. Qua đó giúp gia tăng thêm tỷ lệ việc làm, thu nhập thực tế của nước thành viên.
- Giúp ổn định ngoại hối để nhằm đảm bảo trật tự giao dịch ngoại hối giữa các thành viên với nhau. Đồng thời tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.
- Cung cấp thêm nguồn lực dự trữ của quỹ giúp đảm bảo an toàn, tạo cơ hội cho các nước thành viên giải quyết tình trạng mất cân bằng trong cán cân thanh toán.
- Hỗ trợ thành lập hệ thống thanh toán giữa các nước thành viên với nhau. Bên cạnh đó cũng dỡ bỏ rào cản về ngoại hối nhằm đẩy mạnh hoạt động mậu dịch.
Chức năng và nhiệm vụ của IMF
Nhiệm vụ chính chủ yếu của IMF đó là đảm bảo sự ổn định từ hệ thống tiền tệ quốc tế, hệ thống tỷ giá hối đoái và thanh toán quốc tế. Qua đó cho phép các quốc gia, công dân của họ thực hiện giao dịch với nhau. Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ hỗ trợ các nước thành viên qua 03 chức năng chính đó là:

- Giám sát: Giám sát kinh tế tài chính toàn cầu, các nước thành viên. Đồng thời tư vấn chính sách kinh tế. Điều này thể hiện qua việc thống kê, nghiên cứu, phân tích, dự báo nền kinh tế khu vực, quốc gia hay toàn cầu. Hơn nữa IMF còn cung cấp lời khuyên cho nước thành viên, thúc đẩy chính sách thiết kế để thúc đẩy kinh tế ổn định, giảm sự tổn thương khi đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính và nâng cao đời sống.
- Hỗ trợ tài chính: Hỗ trợ tài chính ngắn hạn và trung hạn cho các nước thành viên nếu như họ gặp những khó khăn tạm thời liên quan đến cán cân thanh toán. Đó là đưa ra nguồn vốn cho vay không lãi suất thời gian đáo hạn dài. Đây chính là trách nhiệm cốt lõi của IMF.
- Phát triển năng lực: Đó là trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên để giúp cải thiện khả năng điều hành kinh tế. Ví dụ như là thiết kế, thực hiện chính sách hiệu quả hơn với thuế, quản lý chi tiêu, giám sát, điều tiết hệ thống ngân hàng và tài chính, thống kê kinh tế.
Như vậy có thể thấy được rằng Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hiện đang có sự phát triển và thường xuyên đưa ra những chính sách hay hướng đến mục tiêu phát triển, hỗ trợ tiền tệ, kinh tế cho các nước thành viên. Qua đó góp phần đảm bảo phát triển một cách toàn diện nhất. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu được IMF là gì? Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn, hỗ trợ vay vốn thì hãy liên hệ với Bank Số qua số hotline 0939.199.000 nhé!
Trần Ninh là Financial Advisor và cũng là Founder Bankso.vn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, vay tiền online. Tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Trả lời