Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay thì các tổ chức tài chính sẽ dễ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi hoạt động của các tội phạm bất hợp pháp. Do vậy các tiêu chuẩn KYC được thiết kế ra nhằm bảo vệ tổ chức tài chính, chống lại tham nhũng, gian lận, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Để hiểu rõ hơn KYC là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong mảng tài chính thì mời bạn đọc tham khảo nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Tìm hiểu KYC là gì?
KYC là tên viết tắt của cụm từ Know Your Customer, nghĩa là biết khách hàng của bạn. Cụ thể đây là bước được thực hiện để nhằm mục đích xác minh danh tính khách hàng, hiểu bản chất hoạt động của khách hàng và đánh giá được rủi ro rửa tiền liên quan đến khách hàng để giám sát hoạt động.
Như vậy quy trình này sẽ được triển khai ở ngay trong lần gặp đầu tiên của khách hàng và doanh nghiệp khi họ có nhu cầu thực hiện giao dịch ở doanh nghiệp đó. Hoạt động xác minh thông qua sự hiện diện trực tiếp của khách hàng, sự đối chiếu thông tin khai báo cùng những giấy tờ được cung cấp.

Nói chung mục đích cuối cùng của KYC vẫn là xác nhận mức độ đảm bảo cao rằng khách hàng là chính họ, họ không có khả năng tham gia hoạt động tội phạm. KYC bắt buộc đối với một số tổ chức, chủ yếu là tổ chức tài chính. Nhưng với doanh nghiệp khác họ tự nguyện làm đầy đủ thủ tục KYC thì nó sẽ là tín hiệu quan trọng cho thấy sự tin cậy, quan tâm đến quyền lợi khách hàng.
Tầm quan trọng của KYC
Những vấn đề có liên quan đến hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố hay chương trình tham nhũng bất hợp pháp đang trở nên rất phổ biến và liên tục nên các chính sách KYC đã trở thành công cụ quan trọng giúp chống lại các giao dịch hợp pháp trong mảng tài chính quốc tế. Nó cho phép các công ty tự bảo vệ mình bằng việc đảm bảo họ kinh doanh hợp pháp. Đồng thời cũng bảo vệ các cá nhân dễ bị tổn hại bởi tội phạm tài chính.
FATF – Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế đã ước tính được năm 2009, số tiền thu được từ quỹ hợp pháp tạo ra từ buôn ma túy, tội phạm tổ chức lên đến 3.6% GDP toàn cầu, 2.7% được rửa tiền để phục vụ che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của chúng. Đặc biệt thiệt hại của doanh nghiệp thông qua các giao dịch trực tuyến gian lận dự kiến là 25.6 tỷ USD năm 2020.
Bên cạnh đó là vô số các thông tin nhận dạng được lưu trữ online, tạo thành mỏ vàng cho kẻ lừa đảo. Danh tính kỹ thuật số hoạt động giống như đơn vị tiền tệ trên web. Những kẻ xấu sẽ khai thác thông tin có được rồi dùng cho mục đích xấu. Vậy nên muốn giảm thiểu được hoạt động phạm pháp từ tội phạm tài chính cũng như bảo vệ danh tiếng thương hiệu tổ chức tài chính thì hoạt động xác minh qua KYC rất quan trọng.
Đối tượng được áp dụng quy trình KYC
Như đã đề cập thì KYC chính là thủ tục quan trọng, gần như bắt buộc dành cho tổ chức tài chính và phi tài chính. Đơn giản vì nó giảm thiểu được rủi ro gian lận bằng việc xác định yếu tố đáng ngờ sớm hơn xuất hiện trong mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Theo đó quy trình KYC điển hình áp dụng cho khách hàng là:

- Cá nhân/tổ chức duy trì tài khoản hay có mối quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp
- Người thụ hưởng các giao dịch được thực hiện bởi những hoạt động trung gian thương mại như môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán,…
- Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào được kết nối bởi 1 giao dịch tài chính bất kỳ
Xét riêng trong mảng ngân hàng, khách hàng thuộc quy trình KYC chính là người có nhu cầu thực hiện một trong các giao dịch điển hình như mở tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, tài khoản thẻ tín dụng, tài khoản đăng ký mua bảo hiểm, tài khoản ngân hàng trực tuyến,…
Đa số những giao dịch mở tài khoản sẽ đều cần tuân thủ đúng quy định của KYC, nhất là tài khoản ngân hàng thì yêu cầu KYC cao hơn những tài khoản giao dịch khác. Những ngân hàng cần định danh khách hàng để theo dõi hoạt động tín dụng, theo dõi giao dịch chuyển và nhận tiền của cá nhân/tổ chức. Cuối cùng là đảm bảo khả năng truy vết nguồn tiền nhanh, chính xác khi cần thiết.
Quy trình thực hiện KYC như thế nào?
Hiện nhiều tổ chức tài chính bắt đầu thực hiện thủ tục KYC bằng cách thu thập dữ liệu, thông tin cơ bản liên quan đến khách hàng của họ. Mẫu thông tin bao gồm tên, địa chỉ, ngày sinh,… khá hữu ích khi xác định xem cá nhân nào đó có liên quan đến tội phạm tài chính không. Tài liệu cần dùng phục vụ cho quy trình KYC gồm:

- Thẻ CCCD/Hộ chiếu: Những giấy tờ này cần có hiệu lực, thông tin rõ ràng và không có dấu hiệu bị tẩy xóa, ảnh chân dung phải rõ nét
- Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú, hợp đồng lao động, bảng lương, bằng lái xe,… Đây là những giấy tờ khách hàng phải cung cấp mỗi khi có nhu cầu mở thẻ tín dụng hay vay vốn.
Lưu ý: Bạn cần mang theo bản gốc những giấy tờ trên để thực hiện giao dịch cùng tổ chức tài chính. Trước khi giao dịch, các tổ chức tài chính này sẽ đối chiếu thông tin khách hàng đã khai báo xem có đúng không để đảm bảo được tính chính xác nhất.
Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến KYC là gì cũng như các yếu tố ảnh hưởng của nó đến tổ chức tài chính. Mong rằng bài viết đã thực sự hữu ích với bạn. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn, giải đáp thì hãy liên hệ với Bank Số qua số hotline 0939.199.000 nhé!
Trả lời