Thực tế trong nền kinh tế có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến tình trạng suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp như lạm phát. Vậy lạm phát tiếng anh là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lạm phát như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về lạm phát.
Nội dung chính
Lạm phát tiếng anh là gì?
Lạm phát trong tiếng anh có tên gọi là Inflation. Lạm phát chính là sự tăng lên liên tục của mức giá chung trong khoảng thời gian dài. Trong đó, không nhất thiết giá hàng hóa dịch vụ đồng thời tăng lên với một tỷ lệ, mà khi mức giá trung bình tăng lên sẽ tạo nên lạm phát.
Khi giá cả của một số hàng hóa giảm, giá cả của hàng hóa khác tăng đủ mạnh khiến cho mức giá chung tăng gây lạm phát. Trong tiếng anh, “Inflation” là danh từ chỉ sự tiếp tục tăng giá bởi sự gia tăng cung tiền và cầu hàng hóa hay giá cả tăng theo thời gian gây giảm giá trị tiền.

Đo lường lạm phát như thế nào?
Tỷ lệ lạm phát phản ánh tỷ lệ tăng thêm, giảm xuống của mức giá chung ở kì nghiên cứu so với kỳ gốc. Công thức xác định tỷ lệ lạm phát như sau:
Trong đó:
- πt: tỷ lệ lạm phát thời kỳ t
- Ip1: chỉ số giá của kỳ nghiên cứu
- Ip0: chỉ số giá thời kỳ trước đó
Nhiều quốc gia sử dụng chỉ số giá tiêu dùng – CPI để đo lường lạm phát với công thức sau:
Trong đó:
- CPIt: chỉ số giá tiêu dùng năm t
- CPIt-1: chỉ số giá tiêu dùng năm t – 1

Phân loại lạm phát như thế nào?
Sau khi đã biết lạm phát tiếng anh là gì thì bạn có thể phân loại lạm phát theo các căn cứ như sau:
Căn cứ vào quy mô của lạm phát
- Lạm phát vừa phải chính là lạm phát khi tỷ lệ lạm phát < 10%/ năm.
- Lạm phát phi mã là lạm phát 2 và 3 con số trong một năm.
- Siêu lạm phát là lạm phát 3, 4 con số, là tỷ lệ lạm phát hàng trăm, hàng ngàn,… phần trăm một năm.
Quy mô lạm phát và độ dài thời gian
- Lạm phát kinh niên kéo dài > 3 năm với tỷ lệ lạm phát <50% một năm.
- Lạm phát nghiêm trọng kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát >50% một năm.
- Siêu lạm phát là lạm phát kéo dài > 1 năm với tỷ lệ lạm phát> 200% một năm.

Nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát
Thực tế có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra lạm phát khác như như sau:
- Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, khi sản lượng vượt quá mức tự nhiên. Khi nhu cầu của thị trường về hàng hóa tăng lên kéo theo sự tăng lên về giá cả mặt hàng đó và các mặt hàng khác.
- Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi các loại chi phí đồng loạt tăng lên trong nền kinh tế. Trong đó các chi phí như tiền lương, thuế gián thu, giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi các chi phí này tăng thì tổng chi phí sản xuất tăng theo khiến giá thành sản phẩm tăng lên. Lúc này để bảo toàn lợi nhuận thì mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên gây ra lạm phát.
- Lạm phát ì khi giá cả chung của hàng hóa và dịch vụ tăng đều với tỉ lệ tương đối ổn định. Do mức giá tăng đều nên chúng ta có thể tính trước mức độ tăng giá gọi là lạm phát dự kiến.

Các mức độ lạm phát
Bên cạnh việc tìm hiểu lạm phát tiếng anh là gì thì bạn nên biết các mức độ của lạm phát như sau:
- Lạm phát điều hoà là mức độ lạm phát thấp, ổn định khi tỷ lệ tăng giá hàng hóa từ 1 đến 3% mỗi năm. Lạm phát điều hoà là mức độ bình thường và hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế khi kiểm soát ổn định.
- Lạm phát nặng nề là mức độ lạm phát cao, khi tỷ lệ tăng giá hàng hóa từ 10% đến 1000% trong năm. Lạm phát nặng nề ảnh hưởng đến đầu tư, tiết kiệm, sự ổn định nền kinh tế. Chính phủ sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát tiền tệ, kinh tế để giảm tốc độ tăng giá.
- Lạm phát trầm trọng là mức độ lạm phát cực kỳ cao và không kiểm soát được. Lạm phát trầm trọng xảy ra khi khủng hoảng kinh tế, chính trị nghiêm trọng hay chính sách tiền tệ tài khóa. Hậu quả của lạm phát này là tiền mất giá nhanh chóng, gây sụp đổ hệ thống tài chính và thiệt hại nền kinh tế.

Giải pháp để kiểm soát lạm phát hiệu quả
Có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế. Trong đó có những phương án cơ bản như sau:
- Giảm bớt số lượng tiền mặt trong lưu thông để giảm thiểu lạm phát. Cụ thể các cách để giảm tiền mặt cho nền kinh tế như nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu để thúc đẩy gửi tiền vào ngân hàng.
- Thúc đẩy sản xuất kinh doanh để hạn chế tình trạng cung quá thấp so với cầu. Việc tăng cường sản xuất kinh doanh sẽ đảm bảo lượng cung ngang bằng với mức cầu để giảm tỷ lệ lạm phát. Mỗi biện pháp giảm lạm phát khác nhau sẽ tùy theo từng tình hình và chính sách của nhà nước.

Bài viết giải đáp cho bạn đọc câu hỏi lạm phát tiếng anh là gì, nguyên nhân và giải pháp xử lý lạm phát. Để được giải đáp thêm nhiều kiến thức hữu ích về tài chính, bạn có thể liên hệ Bank Số để được hỗ trợ.
Trần Ninh là Financial Advisor và cũng là Founder Bankso.vn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, vay tiền online. Tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Trả lời