Ở trong mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ đều có những tài sản thuộc vào quyền sở hữu của công ty. Điển hình phải kể đến 02 nhóm tài sản chính là cố định và không cố định. Tuy nhiên mỗi một tài sản sẽ có tương ứng giá trị, thời gian khấu hao không giống nhau. Do vậy trong hoạt động quản lý, sử dụng và thống kê tài sản của doanh nghiệp thì việc xác định tài sản cố định rất quan trọng. Vậy tài sản cố định là gì? Phân loại ra sao? Hãy cùng Bank Số đi khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Tài sản cố định là gì?
Hiện tại theo quy định của Pháp luật thì sẽ không có khái niệm chung để nói đến tài sản cố định. Thế nhưng muốn xác định được nó là tài sản cố định thì cần đáp ứng điều kiện là có thời gian sử dụng trên 1 năm, giá trị trên 30 triệu đồng hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh nếu lớn hơn hoặc bằng 1 năm.
Xét trên thực tế thì tài sản cố định sẽ gồm những tài sản chưa sử dụng, đang sử dụng hay không còn sử dụng được trong hoạt động sản xuất kinh doanh do chúng đang hoàn thành nếu là máy móc thiết bị mua nhưng chưa lắp/đang lắp/xưởng đang xây dựng chưa xong hoặc do chưa hết giá trị sử dụng nhưng mà không được sử dụng.

Ngoài ra cần kể đến những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng xếp vào danh mục tài sản cố định.
Đặc điểm của tài sản cố định là gì?
Như đã đề cập với tuổi thọ trên 1 năm thì tài sản cố định sẽ tham gia vào các niên độ kinh doanh và phần giá trị của nó sẽ được chuyển dần vào giá trị các sản phẩm được làm ra thông qua chi phí khấu hao. Việc này khiến giá trị của tài sản cố định không còn nguyên mà bị giảm dần qua các năm.
Tuy nhiên cũng phải nói là không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm đều được xếp vào tài sản cố định. Vì xét trên thực tế những tài sản tuổi thọ trên 1 năm mà có giá trị nhỏ sẽ được xếp vào tài sản lưu động. Còn theo thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính cũng nếu rõ tài sản được xem là tài sản cố định khi có đủ những đặc điểm nêu trên và phải có giá trị trên 30 triệu đồng.
Phân loại tài sản cố định
Hiện nay tài sản cố định đang được phân ra căn cứ theo tiêu chuẩn cũng như cách nhận biết từng loại. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn, cách nhận biết TSCĐ hữu hình
Theo khoản 1 của điều 3 thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 24/05/2013 đã quy định tư liệu lao động sẽ bao gồm các tài sản hữu hình kết cấu độc lập hay là 1 hệ thống gồm có nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết cùng nhau để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định nào đó.

Trường hợp không may bị thiếu bất kỳ bộ phận nào, dù là nhỏ nhất thì cả hệ thống sẽ ngừng hoạt động. Nếu như đáp ứng đồng thời cả 03 tiêu chuẩn sau đây thì được xếp vào danh mục tài sản cố định của doanh nghiệp:
- Phải thu được lợi ích về kinh tế trong tương lai thông qua sử dụng tài sản đó
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên
- Nguyên giá của tài sản cần xác định thật tin cậy, giá trị từ 30 triệu trở lên
Tuy nhiên trong trường hợp 1 hệ thống gồm có nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ mà liên kết với nhau, mỗi bộ phận lại có thời gian sử dụng không giống nhau, nếu thiếu 1 bộ phận nào đó cả hệ thống vẫn thực hiện đúng chức năng chính nhưng vì yêu cầu quản lý, dùng tài sản cần quản lý riêng từng bộ phận thì nếu mỗi bộ phận cùng thỏa mãn đồng thời 03 tiêu chí trên thì vẫn được xem là tài sản cố định hữu hình độc lập.
Tiêu chuẩn, cách nhận biết TSCĐ vô hình
Còn theo khoản 2 của điều 3 thông tư 45/2013/TT-BTC thì mọi khoản chi phí từ thực tế mà doanh nghiệp chi ra đồng thời thỏa mãn 03 tiêu chuẩn:
- Phải thu được lợi ích về kinh tế trong tương lai thông qua sử dụng tài sản đó
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên
- Nguyên giá của tài sản cần xác định thật tin cậy, giá trị từ 30 triệu trở lên
Tuy nhiên không hình thành tài sản cố định hữu hình thì sẽ được xếp vào tài sản cố định vô hình. Ngoài ra cần lưu ý một số điều sau:

Các khoản phí mà không thỏa mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên sẽ được hạch toán trực tiếp hoặc là được phân bổ dần vào trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chứ không trích khấu hao.
Chi phí phát sinh ở giai đoạn triển khai sẽ được ghi nhận là tài sản cố định vô hình tạo ra bởi nội bộ của doanh nghiệp khi mà đồng thời thỏa mãn 07 điều kiện sau:
- Có tính khả thi mặt kỹ thuật đảm bảo việc hình thành, đưa tài sản vô hình vào quá trình sử dụng theo đúng dự tính hoặc là để bán.
- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình nhằm mục đích để bán/sử dụng
- Tài sản vô hình cần tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hay bán tài sản vô hình đó
- Có đủ nguồn lực về tài chính, kỹ thuật và các nguồn lực khác để có thể hoàn thành mọi giai đoạn triển khai, sử dụng hoặc bán tài sản đó.
- Có khả năng xác định chắc chắn tất cả chi phí trong giai đoạn triển khai nhằm tạo ra tài sản vô hình đó
- Ước tính đủ tiêu chuẩn về giá trị theo quy định và thời gian sử dụng cho tài sản cố hình vô hình.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc tài sản cố định là gì cũng như cách phân loại tài sản cố định chi tiết mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đáp ứng đầy đủ kiến thức mà bạn đọc muốn tìm kiếm. Mọi vấn đề cần tư vấn thì hãy liên hệ với Bank Số qua số hotline 0939.199.000 nhé!
Trần Ninh là Financial Advisor và cũng là Founder Bankso.vn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, vay tiền online. Tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Trả lời