Trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán, chúng ta thường nghe nhiều đến thuật ngữ tính thanh khoản. Vậy tính thanh khoản là gì? Chúng có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư? Cùng Bank số tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Khái niệm tính thanh khoản là gì?
Trong tiếng Anh, tính thanh khoản là Liquidity. Hiểu đơn giản, tính thanh khoản là một thuật ngữ sử dụng ở lĩnh vực tài chính nói chung để chỉ mức độ linh hoạt của một tài sản nhất định đang được giao dịch trên thị trường. Mức độ linh hoạt chính là khả năng chuyển đổi thành giá trị tiền tệ hay tài sản có giá trị của tài sản đó.

Tính thanh khoản không ảnh hưởng đến giá trị tài sản trên thị trường. Tài sản nào có tính thanh khoản cao thường được giao dịch nhanh mà giá không quá chênh lệch so với lượng giao dịch.
Phân loại tài sản xét theo tính thanh khoản
Xét theo khái niệm của tính thanh khoản là gì? Có thể phân loại tài sản xét theo khái niệm này bao gồm: Tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, ứng trước ngắn hạn, khoản phải thu.
Trong đó, tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Bởi chúng có thể dùng trực tiếp để giao dịch, mua bán, lưu thông và tích trữ. Trong khi hàng tồn kho lại là tài sản có tính thanh khoản thấp. Bởi chúng cần nhiều quá trình và thời gian mới chuyển đổi ra tiền mặt. Ngoài ra, một tài sản khác cũng có tính thanh khoản cao không kém là chứng khoản.
Tính thanh khoản trong ngân hàng
Trong ngân hàng, người ta thường dựa vào tính thanh khoản để biết được hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Ngân hàng phải thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng về giải ngân, rút tiền một cách nhanh chóng. Thông qua đó, thấy được ngân hàng có tính thanh khoản cao hay thấp.

Tính thanh khoản trong ngân hàng có những đặc trưng khác biệt và có tác động cụ thể đến chất lượng của dịch vụ. Cụ thể là:
– Ngân hàng không hoàn toàn kiểm soát được nhu cầu rút hay gửi tiền của người dùng. Khiến rơi vào tình trạng thặng dư hoặc thâm hụt do nhu cầu về tiền mặt không cân đối.
– Ngân hàng giữ lại vốn để làm tính thanh khoản càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng đó sẽ càng thấp.
Ngân hàng có được thanh khoản nhờ vào những nguồn như: Từ các khoản vốn gửi, khoản tín dụng, khoản phí của các dịch vụ, từ tiền bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng, từ các khoản vay trên thị trường.
Tính thanh khoản trong chứng khoán
Trong lĩnh vực này, tính thanh khoản thấy được thông qua năng lực mua bán với giá cả ổn định trong một thời gian ngắn. Thông qua thị trường, những nhà đầu tư có thể chuyển đổi dễ dàng từ tiền mặt sang chứng khoán và ngược lại. Qua đó, phản ánh được tính đảm bảo và linh hoạt của nguồn vốn.
Rủi ro về thanh khoản trong chứng khoán
Tính thanh khoản của chứng khoán được đo lường bằng thời gian và chi phí để chuyển đổi thành tiền mặt.
Thanh khoản trong chứng khoản được đánh giá bằng chi phí và thời gian chuyển đổi thành giá trị tiền mặt. Từ hai tiêu chí này, người ta sẽ đánh giá được tính thanh khoản của chứng khoán. Và khi một nhà đầu từ mất nhiều thời gian và chi phí để lấy lại vốn ban đầu của mình thì đó được xem là rủi ro về thanh khoản trong chứng khoán.

Điều này nghĩa là nhà đầu tư phải thỏa thuận với giá trị tiền mặt thấp hơn để chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền mặt. Hoặc họ sẽ khó có thể tìm được người mua với một mức giá tốt. Nhà đầu tư lúc này sẽ phải chịu một khoản lỗ.
Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong chứng khoán
Những chỉ số tài chính của một công ty phản ánh được hiện trạng và hiệu quả hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh. Có nhiều chỉ số thể hiện được năng lực sử dụng vốn của một công ty như: Chỉ số lợi nhuận, chỉ số ROE, chỉ số P/E…
Bên cạnh đó, những quy định của nhà nước có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tùy thuộc vào sự phát triển của quốc gia mà những cơ quan Chính phủ có thể thiết lập nên những quy định với từng lĩnh vực và ngành hàng khác nhau.
Trong đầu tư, sẽ có các dạng đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Và thường thì những nhà đầu tư chọn đầu tư ngắn hạn sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thị trường. Làm tác động không nhỏ đến tính thanh khoản trong lĩnh vực chứng khoán.
Cách hạn chế rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
Những yếu tố nội tại của một công ty và thị trường là hai yếu tố tác động mạnh mẽ lên chứng khoản và những sản phẩm tài chính nói chung. Bởi vậy, để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, cần xem xét các biện pháp sau đây:
– Cân nhắc đánh giá năng lực phát triển ổn định của doanh nghiệp.
– Nhận định, dự báo được xu hướng của thị trường trong từng lĩnh vực.
– Xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trong doanh nghiệp.
Ý nghĩa của tính thanh khoản với các bên liên quan
Đánh giá tính thanh khoản của hệ thống tài sản là một việc làm thiết thực, mang lại những lợi ích không chỉ với doanh nghiệp, mà còn với nhà đầu tư hay ngân hàng… Thông qua đó, có thể thiết kế được các kế hoạch và định hướng quản lý tài chính tối ưu nhất.
Đối với doanh nghiệp
Việc đánh giá tính thanh khoản rất quan trọng đối với năng lực tài chính của một doanh nghiệp. Cụ thể:
– Phản ánh tính thanh khoản của doanh nghiệp. Thông qua đó giúp nhận ra những vấn đề và đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp.

– Đánh giá tính thanh khoản giúp các công ty phát hiện các rủi ro tiềm ẩn và xử lý dứt điểm chúng. Thông qua đó, có thể đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn những khoản vay, giữ được uy tín trong mắt các đối tác và nhà đầu tư.
– Giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra được chiến lược quản trị đúng đắn nhằm tối ưu tài chính. Giúp nâng cao tính linh hoạt và an toàn của dòng tiền, phục vụ cho việc phát triển khi có cơ hội và góp phần tiết kiệm tối đa khi doanh nghiệp gặp bất lợi.
– Việc xây dựng những phương án quản trị đúng đắn sẽ giúp tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp. Đồng thời có thể tối ưu được nguồn tài chính. Trường hợp doanh nghiệp vào giai đoạn khó khăn, tính thanh khoản sẽ tạo cơ hộ để phát triển, tiết kiệm và nâng cao dòng tiền an toàn cho doanh nghiệp.
Đối với nhà đầu tư, chủ nợ và ngân hàng của doanh nghiệp
Với những chủ thể này, việc đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp cũng mang lại những giá trị có ích. Cụ thể là:
– Giúp các bên chủ nợ cho vay, nhà đầu tư nhận biết được những rủi ro trong thanh khoản của doanh nghiệp đó. Thông qua đó, sẽ xem xét và đưa ra những quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn hơn.

– Trường hợp doanh nghiệp chưa thanh toán dứt điểm nợ với ngân hàng, phải bán tài sản để phục vụ cho việc chi trả. Thì lúc này, ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay bằng hình thức thế chấp.
– Chỉ số thanh khoản của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư đánh giá và nhận định có nên đầu tư hay không vào doanh nghiệp này.
Trên đây là thông tin của Bank số giúp bạn hiểu rõ khái niệm tính thanh khoản là gì? Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn tài chính vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0939.199.000.
Trần Ninh là Financial Advisor và cũng là Founder Bankso.vn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, vay tiền online. Tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Trả lời