Tỷ giá ngân hàng nhà nước có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Bất kỳ giao dịch chuyển hay nhận tiền nào giữa các nước trên thế giới đều cần phải biết tỷ giá để tính toán lượng tiền cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu về tỷ giá ngân hàng nhà nước cũng như các tra cứu ngay trong bài viết dưới nhé.
Nội dung chính
Tỷ giá ngân hàng nhà nước là gì?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu về tỷ giá là gì? Hiểu đơn giản thì tỷ giá là mức giá tại một thời điểm tiền của một quốc gia hay khu vực nào đó được chuyển sang tiền của quốc gia hay các khu vực khác. Vì thế tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.
Khi tỷ giá giảm tương đương với việc đồng tiền nội tệ lên giá và ngoại tệ xuống giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng tiền nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ tăng giá. Hiện nay, tỷ giá được niêm yết theo các thị trường giao dịch, có nghĩa là tiền yết giá đứng trước, đồng tiền định giá đứng sau.
Tỷ giá ngân hàng nhà nước cũng có định nghĩa tương đương với tỷ giá khi đứng độc lập. Chỉ khác rằng các giao dịch đều liên quan đến các tỉ số % của ngân hàng nhà nước. Hiện nay hầu hết các tỷ giá đều do nhà nước công bố và sẽ được áp dụng vào các thời điểm nhất định, tuy nhiên có một số tỷ giá sẽ theo giá thị trường riêng dựa vào nhu cầu của thị trường.

Các loại tỷ giá ngân hàng phổ biến hiện nay
Theo nghiệp vụ giao dịch tỷ giá ngân hàng nhà nước
- Tỷ giá mua (Buying rate): Đây là tỷ giá ngân hàng dùng để mua các ngoại tệ từ khách hàng, hoặc các tỷ giá mà khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng.
- Tỷ giá bán (Selling rate): Đây là tỷ giá mà ngân hàng dùng để bán các ngoại tệ cho khách hàng, hoặc các tỷ giá mà khách hàng đã mua ngoại tệ từ ngân hàng.
Theo mức kỳ hạn
- Tỷ giá giao ngay (Spot exchange rate): Đây là tỷ giá được áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện sau hai hai ngày làm việc tính từ thời điểm giao dịch.
- Tỷ giá kỳ hạn (Forward exchange rate): Đây là tỷ giá được áp dụng cho tất cả các hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện sau khoảng thời gian nhất định tính từ thời điểm khách hàng giao dịch với ngân hàng.
Theo cách xác định tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: đây là tỷ giá được xác định là không xét đến sự biến động mức giá của cả hàng hóa (tương quan lạm phát) ở hai quốc gia khác nhau tại thời điểm xác định.
- Tỷ giá hối đoái thực: đây là tỷ giá được xác định có xét đến tương quan lạm phát giữa hai quốc gia tại thời điểm xác định. Tỷ giá thực sẽ phản ánh được mức giá của các hàng hóa nội địa so với các hàng hóa nước ngoài.

Tỷ giá ngân hàng nhà nước thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Thị trường tỷ giá ngoại tệ thường xuyên có biến động hầu hết là do tác động của những yếu tố sau:
- Sự tăng trưởng của kinh tế hoặc suy thoái của nền kinh tế.
- Hiện trạng cán cân thanh toán của quốc tế.
- Tỷ lệ lạm phát của một quốc gia nào đó khiến tỷ giá bị sụt giảm theo.
- Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia và khu vực.
Tỷ giá ngân hàng nhà nước nói riêng và các tỷ giá trong nước nói chung luôn là một trong những cơ sở quan trọng để đo lường được các giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa, từ đó các đơn vị có thể dự đoán và đưa ra những chính sách phù hợp khi giao thương quốc tế.

Bank số hy vọng với những thông tin ở trên bạn đã phần nào hiểu được tỷ giá ngân hàng nhà nước cũng như tầm quan trọng của nó.
Trần Ninh là Financial Advisor và cũng là Founder Bankso.vn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, vay tiền online. Tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Trả lời