Mỗi doanh nghiệp khác nhau đều cần phải có nguồn vốn để duy trì quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục. Trong đó vốn lưu động là một trong các yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh rõ nhất. Vậy vốn lưu động là gì? Có ý nghĩa ra sao và cách tính toán như thế nào? Hãy cùng Bank Số đi tìm hiểu cụ thể ở nội dung bài viết phía dưới đây nhé!
Nội dung chính
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động hay còn gọi là vốn luân chuyển (Working Capital). Đây là một khái niệm sử dụng trong kế toán để chỉ tài sản lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp, được sử dụng giống như thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đáp ứng đầy đủ mọi hoạt động kinh doanh như trả lương nhân viên, thanh toán hóa đơn, phí mặt bằng,…
Nói chung bất kỳ công ty nào cũng cần phải đảm bảo nguồn vốn lưu động nhất định để duy trì tốt hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Nhờ chỉ số này, các nhà đầu tư có thể chủ động đánh giá được khả năng sử dụng vốn công ty phục vụ duy trì và phát triển.

Cách tính toán vốn lưu động
Sau khi hiểu rõ vốn lưu động là gì thì bạn cần tìm hiểu cách tính toán vốn lưu động trong doanh nghiệp qua công thức:
VLĐ = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn phải trả
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn là tài sản doanh nghiệp có thể chuyển đổi dễ dàng, nhanh chóng trong thời gian không quá 1 năm như tiền, hàng tồn kho, các khoản đầu tư hay các khoản thu,…
- Nợ ngắn hạn phải trả là các khoản nợ doanh nghiệp cần thanh toán ngắn hạn không quá 1 năm như nợ nhà cung cấp, nợ vay ngân hàng
Theo đó 2 chỉ số tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn đều được thể hiện rõ ràng ở trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp
Vốn lưu động thể hiện qua hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua doanh thu, công nợ, quản lý hàng hóa và khoản vay phải thanh toán. Muốn quản lý tốt vốn lưu động thì doanh nghiệp không những phải biết cách tính toán chính xác mà còn phải hiểu cách phân loại vốn như sau:
Vốn lưu động phân loại dựa theo nguồn hình thành
Vốn lưu động sẽ được hình thành thông qua:
- Vốn điều lệ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động được tạo nên từ vốn điều lệ
- Vốn tự bổ sung: Vốn lưu động thường được doanh nghiệp tự bổ sung khi sản xuất
- Vốn đi vay: Vốn lưu động đi vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng,…
- Vốn liên doanh, liên kết: Vốn lưu động tạo thành thông qua hoạt động liên doanh
- Vốn lưu động huy động từ thị trường phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp

Vốn lưu động phân loại theo vai trò
Dựa theo vai trò thì vốn lưu động được chia ra thành các loại như:
- Vốn trong quá trình dự trữ sản xuất gồm phụ tùng, chi phí nguyên vật liệu và dụng cụ thay thế
- Vốn trong quá trình sản xuất gồm sản phẩm dở dang và bán thành phẩm
- Vốn lưu động trong lưu thông như vốn thành phẩm, vốn đầu tư ngắn hạn,…
Vốn lưu động phân loại theo hình thái
Dựa vào hình thái thể hiện thì vốn lưu động sẽ được chia ra thành các loại như:
- Vốn vật tư hàng hóa: Được tạo ra thông qua hiện vật như nguyên – nhiên vật liệu, hàng hóa,…
- Vốn bằng tiền: Được tạo ra từ tiền đầu tư chứng khoán, quỹ tiền mặt,…
Vốn lưu động phân loại theo quan hệ sở hữu
Căn cứ theo quan hệ sở hữu thì vốn lưu động được chia ra thành các loại như:
- Vốn chủ sở hữu: Là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, các cổ đông
- Vốn vay, các khoản nợ: Vốn lưu động từ các khoản nợ chưa thanh toán, vốn vay từ tổ chức tín dụng, ngân hàng
Vốn lưu động phân loại theo thời gian sử dụng, huy động vốn
Căn cứ theo thời gian huy động, sử dụng vốn thì vốn lưu động chia ra thành các loại là:
- Vốn lưu động tạm thời: Vốn lưu động thông qua các khoản vay ngân hàng ngắn hạn trong quá trình sản xuất
- Vốn lưu động thường xuyên: Vốn lưu động tạo ra từ tài sản lưu động thường xuyên, nó mang tính chất khá ổn định
Ý nghĩa của vốn lưu động là gì?
Căn cứ theo kết quả tính toán vốn lưu động theo công thức kể trên thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể đánh giá được lượng tài sản công ty mình. Có 2 trường hợp xảy ra, đó là:

- Vốn lưu động dương: Cho thấy lượng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn khoản nợ ngắn hạn. Nếu trong điều kiện hoạt động bình thì có thể nhanh chóng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền, thanh toán các khoản nợ khi đáo hạn.
- Vốn lưu động âm: Thể hiện rằng lượng tài sản ngắn hạn công ty đang có thấp hơn nợ ngắn hạn. Nói dễ hiểu hơn thì ngay cả khi chuyển đổi hết tài sản ngắn hạn thì công ty vẫn không có khả năng trả được hết tất cả nợ ngắn hạn. Đây cũng là một dấu hiệu báo động tình trạng hoạt động kinh doanh của công ty có thể dẫn đến phá sản.
Dù cho vốn lưu động giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng đánh giá khả năng hoạt động của đơn vị mình trong thời gian ngắn. Nhưng mà thị trường chứng khoán vẫn luôn gặp các vấn đề nghiêm trọng là tính minh bạch, có nhiều khoản tiền công ty có thể tận dụng để nhằm tạo ra sự sai lệch.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản liên quan đến thắc mắc vốn lưu động là gì, công thức và ý nghĩa mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng thông tin này đã giúp mọi người có kiến thức hữu ích nhất, qua đó biết cách quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả nhất. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn hay giải đáp thì hãy liên hệ với Bank Số qua số hotline 0939.199.000 nhé!
Trả lời