Một trong các loại chi phí mang tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đến toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty/doanh nghiệp đó là chi phí sử dụng vốn bình quân. Hay còn gọi là WACC. Theo đó nó sẽ tác động trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn tài trợ và trong việc định giá của doanh nghiệp. Vậy WACC là gì và cách tính toán như thế nào mới chính xác? Hãy cùng Bank Số tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Nội dung chính
WACC là gì?
WACC có tên đầy đủ là Weighted Average Cost of Capital, hiểu là chi phí vốn bình quân gia quyền. Hay WACC chính là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính dựa trên cơ sở tỷ trọng vốn mình đã sử dụng. Theo đó vốn doanh nghiệp sẽ gồm trái phiếu, cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và 1 số khoản nợ dài hạn khác.
Thông thường tài chính một doanh nghiệp sẽ phân chia ra thành 02 loại chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nên WACC là mức chi phí trung bình nhằm huy động số tiền đó một cách hiệu quả và nó được tính dựa theo tỷ lệ từng nguồn.

Ví dụ: Một dự án doanh nghiệp bạn huy động được 40% vốn ngân hàng và 60% vốn từ nhà đầu tư. Trong số đó, mức lãi suất ngân hàng cho vay là 5% và nhà đầu tư yêu cầu 18% mức lợi suất. Vậy thì lợi suất trung bình của dự án này sẽ là: (5% + 18%)/2 = 11.5%.
Công thức tính chi phí vốn bình quân gia quyền WACC
Vậy là chúng ta đã có được câu trả lời cho thắc mắc WACC là gì rồi đúng không? Vậy làm cách nào để tính toán được chỉ số này? Hãy tìm hiểu ngay công thức tính dưới đây bạn nhé!
WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)
Trong đó:
- Re là chi phí sử dụng vốn cổ phần
- Rd là chi phí sử dụng nợ
- E là giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần
- D là giá trị thị trường tổng nợ của các doanh nghiệp
- V = E + D là tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp
- Tc là thuế thu nhập doanh nghiệp
- E/V và D/V là từng thành phần của V hiện chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số
Nhìn chung thì tài sản của doanh nghiệp tài trợ dù bằng nợ hay vốn cổ phần thì WACC đều là chi phí sử dụng vốn bình quân khoản tài trợ của doanh nghiệp. Thông qua tính toán chỉ số này ta biết được doanh nghiệp đang phải tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ với doanh nghiệp.
WACC của doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời yêu cầu tối thiểu mà doanh nghiệp nên đạt được khi có ý định thực hiện 1 dự án mở rộng nào đó hay quyết định mua lại từ doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó nó còn được dùng giống như tỷ lệ chiết khấu thích hợp với dòng tiền từ dự án với mức rủi ro tương đương mức rủi ro của doanh nghiệp. Còn dự án mà có độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết khấu đòi hỏi tỷ lệ cao hơn tương đương mức rủi ro của dự án.
Bản chất của WACC
Việc hiểu rõ được bản chất của WACC là gì sẽ giúp cho chủ của doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình đưa ra điều hướng kinh doanh một cách chính xác và hiệu quả nhất.

- WACC là giá trị trung bình của chi phí các loại tài trợ thông qua nợ hay vốn chủ sở hữu
- Vốn nợ và vốn chủ sở hữu chính là 2 bộ phận cấu thành vốn công ty
- Nhà cho vay, nhà cung cấp vốn cổ phần đều muốn thu được khoản lợi nhuận dựa vào số tiền hay số vốn mà họ cung cấp
- WACC cũng chỉ ra tỷ suất lợi nhuận 02 loại cổ đông là chủ sở hữu và người cho vay có thể mong đợi
- WACC là chi phí cơ hội doanh nghiệp có thể chấp nhận rủi ro mỗi khi đầu tư bên ngoài
- WACC hay được các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp sử dụng nội bộ nhằm mục đích đưa ra những quyết định quan trọng nào đó
- WACC cũng là tỷ lệ chiết khấu sử dụng cho dòng tiền mang rủi ro tương tự như của toàn thể cả công ty
Ý nghĩa của WACC với doanh nghiệp
Trong quá trình đầu tư kinh doanh, mỗi một chỉ số đều mang ý nghĩa quan trọng nhất định với doanh nghiệp và đương nhiên WACC cũng thế. Muốn hiểu rõ hơn ý nghĩa của WACC thì chúng tôi sẽ đưa ra những điểm quan trọng như sau:
- WACC dùng để xác định giá trị của doanh nghiệp ở trong đầu tư chứng khoán
- Chỉ số WACC giúp doanh nghiệp xác định mỗi dòng tiền vốn đầu tư, tài trợ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
- WACC còn chỉ ra lợi nhuận cả chủ sở hữu và người cho vay có thể nhận được
- Dựa vào chỉ số WACC thì doanh nghiệp quyết định có nên sát nhập hoặc mở rộng doanh nghiệp
Cách sử dụng WACC hiệu quả nhất
Muốn quá trình sử dụng WACC đạt hiệu quả cao nhất thì các nhà phân tích chứng khoán hay đánh giá giá trị mỗi khoản đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần đánh giá xác định được nên mua loại cổ phiếu nào thì họ dùng WACC.

Ví dụ là trong quá trình phân tích dòng tiền chiết khấu thì họ có thể sử dụng công thức tính WACC để tính tỷ lệ chiết khấu dòng tiền ở trong tương lai. Mục đích của công việc này là lấy được giá trị hiện tại ròng từng doanh nghiệp.
Nhìn chung với doanh nghiệp thì WACC chính là chi phí mà họ cần bỏ ra để huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Còn với nhà đầu tư hay người cho vay thì nó cũng là cơ hội họ chấp nhận rủi ro đầu tư vào doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trên đã giúp cho bạn tìm được câu trả lời phù hợp nhất cho vấn đề thắc mắc WACC là gì và công thức tính chính xác nhất. Mọi ý kiến cần tư vấn miễn phí về vay vốn thì hãy liên hệ với Bank Số qua số 0939.199.000 hotline nhé!
Trần Ninh là Financial Advisor và cũng là Founder Bankso.vn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, vay tiền online. Tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Trả lời